Archive for tháng 7 2017
1. Găng tay chống cắt
2. Găng tay chống cháy
3. Găng tay chống hóa chất
4. Găng tay phòng sạch
5. Găng tay y tế
6. Găng tay cách điện
Tiêu chuẩn chọn găng tay chống hóa chất
- Phản ứng tự nhiên của nó là gì khi tiếp xúc ?
- Thời gian tiếp xúc là bao lâu ?
- Bạn chỉ cần bảo vệ riêng bàn tay, cẳng tay hay cánh tay ?
- Lòng bàn tay cần loại sần hay trơn để cầm nắm tốt hơn ?
Găng tay chống hóa chất có thể được làm từ các chất liệu cao su khác nhau, độ dày khác nhau để chống loại các hóa chất tốt hơn nhưng lại có thể làm giảm sự thoải mái khi cầm nắm.
Một số loại găng tay bảo hộ chống hóa chất
Một số loại găng tay chống hóa chất thông thường hay được người lao động chọn sử dụng:- Găng tay butyl (cao su butyl)
- Găng tay latex (găng tay cao su tự nhiên)
- Găng tay cao su tổng hợp
- Găng tay nitrile
Một số hóa chất cần phải có loại găng tay đặc biệt. Hãy kiểm tra Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS – Material safety data sheet) trước khi sử dụng.
Người lao động cũng cần phải được đào tạo về cách sử dụng an toàn và bảo quản găng tay chống hóa chất. Những người sử dụng đều phải nhớ những vấn đề sau:
- Tại sao phải sử dụng găng tay chống hóa chất ?
- Găng tay chống hóa chất sẽ bảo vệ bạn như thế nào ?
- Đeo găng và cởi găng tay đúng cách.
- Làm thế nào để chọn loại găng tay đúng với loại hóa chất họ tiếp xúc ?
- Cách xác định những dấu hiệu hỏng/lỗi của găng tay.
- Cách làm sạch và bảo quản găng tay.
Đến với Công ty bảo hộ lao động Nam Trung Safety, các bạn có thể chọn lựa được đôi găng tay chống hóa chất phù hợp với công việc của mình. Tại kho của chúng tôi luôn có sẵn nhiều chủng loại găng tay chống hóa chất, chống acid với số lượng lớn. Ngoài ra các bạn có thể tìm được những loại găng tay bảo hộ khác phù hợp với ngành nghề của bạn. Bạn có thể xem thêm các sản phẩm găng tay bảo hộ lao động tại website công ty Nam Trung Safety:
Bảo hộ Nam
Trung sẽ hướng dẫn bạn lựa chọn được những đôi găng tay tối ưu nhất
Hướng dẫn lựa chọn
găng tay phù hợp với công việc
Những nguyên tắc cơ bản trong việc lựa chọn găng tay
Phân loại găng tay bảo hộ dựa trên cấu tạo và vật liệu chế tạo
Một số loại găng tay thông dụng :
Sử dụng và bảo quản găng tay bảo hộ
Găng tay cao su và các dị ứng liên quan
Bàn tay có thể gặp nguy hiểm gì?
Hướng dẫn sử dụng găng tay bảo hộ
Chọn mua găng tay bảo hộ lao động tại công ty Nam Trung Safety
Cách chọn các mẫu găng tay bảo hộ lao động
- Găng tay y tế, găng cao su: Những đôi găng tay này bảo vệ tay bạn khi tiếp xúc với máu hoặc chất dịch trong cơ thể. Chúng cũng có thể giúp bạn tránh khỏi bị hóa chất dính vào tùy thuộc vào loại vật liệu làm găng, loại hóa chất hoặc thời gian tiếp xúc. Giải pháp tốt nhất là thay thế găng ngay sau khi tiếp xúc với hóa chất.
- Găng tay cách điện: Đây là loại găng tay được sử dụng để bảo vệ người lao động trong các công việc phải tiếp xúc với các dây dẫn. Găng phải luôn được kiểm tra lỗi và thông tin điện trở phù hợp của nó trước mỗi ca làm việc.
- Găng tay chống cắt: Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm và các môi trường làm việc mà lựa chọn chất liệu như lưới thép không rỉ, sợi Kevlar hoặc các chất liệu khác để chống cắt và có trọng lượng nhẹ hơn. Chất liệu lưới thép không rỉ thường được sử dụng khi tiếp xúc với thực phẩm vì nó có thể được vệ sinh dễ dàng.
- Găng chống hóa chất: Loại găng này được làm từ nhiều chất liệu khác nhau với phần cổ tay, cánh tay khác nhau về độ dài, độ dày. Hãy chọn loại găng tay phù hợp với bạn dựa trên thông tin chống chất hóa học và điều kiện sử dụng. Tham khảo bảng dữ liệu an toàn cho các hóa chất để sử dụng các loại găng tay thích hợp.
- Găng tay chịu nhiệt: Nhiều loại găng tay đều có thể chịu được nhiệt, đặc biệt là loại được làm thêm một lớp đệm dệt. Đối với các công việc phải tiếp xúc với các vật liệu nóng hoặc nhiệt độ cao như việc đúc, găng tay chuyên dụng rất cần thiết để giữ cho người lao động không bị bỏng.
- Găng tay chống lạnh: Cũng có rất nhiều loại găng tay có thể chống lại việc đôi tay bị lạnh cóng nhưng bạn cần xem xét môi trường làm việc. Làm việc trong phòng đông lạnh khác hơn so với làm việc ở môi trường bên ngoài. Nếu phải làm việc trong phòng đông lạnh, hãy chọn một đôi găng tay không bị thấm nước. Đối với những công việc nặng có thể làm hỏng găng tay, hãy chuẩn bị găng tay thay thế.
Tìm kiếm Blog này
Lưu trữ Blog
- tháng 7 2017 (6)
- tháng 6 2017 (1)